Tăng cường vận động ngư dân tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, không xâm phạm lãnh hải nước ngoài
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường vận động ngư dân tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, không xâm phạm lãnh hải nước ngoài

      Huyện Hoài Nhơn nằm ở phíaBắc tỉnh Bình Định, có đường bờ biển dài 26 km với với 6 xã biển, có 2.449 tàu cá/1.154.901 CV, với hơn 17.143 lao động thường xuyên di chuyển ngư trường đánh bắt trên khắp các vùng biển của cả nước.

     Trong những năm qua, huyện đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động ngư dân và nhân dân địa phương chấp hành nghiêm quy định pháp luật, giúp người dân nâng cao ý thức giữ gìn môi trường, tài nguyên thiên nhiên biển, đảo.Thông qua các buổi tuyên truyền, vận động để hướng dẫn cho ngư dân khi đánh bắt hải sản trên biển, đặc biệt là các khu vực nhạy cảm, vùng biển cấm khai thác nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con về chủ quyền biên giới quốc gia, về hợp tác nghề cá, các quy định khi hành nghề trên biển. Trong 10 năm qua, đã tổ chức được 95buổi tuyên truyền tập trung cho hơn 9.000 lượt người tham dự.

     Ngoài ra, huyện còn đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền vùng biển trên các phương tiện thông tin đại chúng của 6 xã biển; hướng dẫn ngư dân viết cam kết không dùng các vật liệu, ngư cụ để đánh bắt, khai thác hải sản trái phép; không vi phạm vùng biển nước ngoài; không tham gia buôn lậu, tiếp tay, bao che cho buôn lậu hoặc che giấu tội phạm… Huyện đã thành lập Nghiệp Đoàn nghề cá và 526 tổ tàu thuyền an toàn, với 2.098 tàu cá/15.520 lao động tham gia (trong đó xã Tam Quan Bắc có 252 tổ/1.052 tàu cá/7.364 lao động; xã Tam Quan Nam có 34 tổ/175 tàu cá/1.225 lao động; xã Hoài Thanh có 48 tổ/203 tàu cá/1.421 lao động; xã Hoài Hương có 112 tổ/415 tàu cá/3.739 lao động; xã Hoài Hải có 56 tổ/183 tàu cá/1.281 lao động, xã Hoài Mỹ có 24 tổ/70 tàu cá/490 lao động tham gia tổ tàu thuyền an toàn) và 01 bến bãi an toàn tại xã Tam Quan Bắc với 286 thành viên tham gia. Đã xây dựng và đi vào hoạt động 462 tổ tự quản an ninh trật tự/với 8.326 thành viên tham gia (trong đó xã Tam Quan Bắc 79 tổ/1.615 thành viên, xã Tam Quan Nam 149 tổ/2.415 thành viên, xã Hoài Thanh 83 tổ/1.340 thành viên, xã Hoài Hương 74 tổ/1.450 thành viên, xã Hoài Hải 30 tổ/762 thành viên, xã Hoài Mỹ 47 tổ/744 thành viên tham gia).Đã tổ chức cho 125 hộ gia đình và 359 cá nhân tham gia ký kết thực hiện Chỉ thị 01 (trong đó xã Tam Quan Bắc có 20 hộ gia đình/30 cá nhân, xã Tam Quan Nam 30 hộ gia đình/40 cá nhân, xã Hoài Thanh 20 hộ gia đình/100 cá nhân, xã Hoài Hương 19 hộ gia đình/62 cá nhân, xã Hoài Hải 16 hộ gia đình/77 cá nhân, xã Hoài Mỹ 20 hộ gia đình/50 cá nhân tham gia ký kết thực hiện Chỉ thị 01).

     Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động ngư dân tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo Nghị định 30/2010/NĐ-CP và Nghị định 130/2015/NĐ-CP của Chính phủ về huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo. Đến nay, toàn huyện có 37 tàu thuyền tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

     Cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, huyện đã chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ các chính sách ưu đãi về phát triển kinh tế biển; tiếp tục củng cố, phát huy vai trò Tổ đoàn kết đánh bắt trên biển và hậu cần nghề cá; tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngư dân sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn khu vực biên giới biển. Đến nay, toàn huyện đã thành lập 664 Tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển.

     Hiện nay, huyện Hoài Nhơn có 2.118 tàu có công suất từ 90 CV trở lên hoạt động khai thác xa bờ, chiếm 86,5% tổng số tàu thuyền của huyện, với các nghề chính như: lưới vây, câu mực, câu cá ngừ đại dương và rê khơi thuộc các ngư trường Đông Bắc Hoàng Sa, Hoàng Sa, Trường Sa, Nam biển Đông, Đông Nam biển Đông và vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ.

     Thời những qua tình hình tàu cá, ngư dân trong huyện bị nước ngoài bắt giữ, xử lý khi đang hoạt động trên biển diễn ra hết sức phức tạp, trải dài trên các vùng biển từ phía Bắc đến phía Nam biển Đôngvà ngày càng có chiều hướng gia tăng, điều này không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế cho ngư dân mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trong hoạt động hợp tác nghề cá và quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Tính từ năm 2011 đến tháng 9 năm 2018, toàn huyện có 115 tàu/1.027 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, bắt tịch thu tài sản thả ngay trên biển; trong đó xã Hoài Hương có số lượng tàu cá, ngư dân bị bắt nhiều nhất, 70 tàu/607 ngư dân (chiếm 60,8%). Số tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt chủ yếu hoạt động và đánh bắt tại ngư trường các tỉnh phía Nam.

     Trong thời gian đến, để tiếp tục ngăn chặn tình trạng tàu cá của ngư dân trên địa bàn xâm phạm vùng biển và khai thác trái phép hải sản các nước trong khu vực, giảm thiểu số lượng tàu cá và thuyền viên bị nước ngoài bắt giữ; Đảng bộ huyện chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ngư dân, đảm bảo công tác tuyên truyền, vận động phải thường xuyên liên tục, tập trung vào thời gian các tàu cá còn ở bờ. Đối tượng tuyên truyền tập trung vào các chủ phương tiện, thuyền trưởng, thành viên của các hộ có tàu cá đánh bắt xa bờ. Hình thức nội dung tuyên truyền phong phú, linh hoạt, dễ nghe, dễ hiểu và dễ tiếp thu. Tập trung làm rõ vấn đề về lợi ích và thiệt hại của ngư dân khi xâm phạm lãnh hải nước ngoài (về kinh tế, đối ngoại, an ninh quốc gia và công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo..). Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách về hỗ trợ, khuyến khích ngư dân an tâm bám biển, duy trì sản xuất, như Nghị định 67, Nghị định 47 của Chính phủ,  Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng và dịch vụ khai thác thủy sản trên các vùng biển xa... Đồng thời, xử lý nghiêm các cá nhân cố tình vi phạm vùng biển các nước để khai thác thủy sản theo quy định của Nghị định 103/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản. Chỉ đạo các cơ quan chức năng lập kế hoạch điều tra các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu móc nối đưa tàu cá đi khai thác hải sản trái phép; hoặc môi giới, cò mồi, mua chuộc trái phép để thả tàu ngay trên biển, tăng cường vận động nhân dân tố giác các hành vi gian lận, vi phạm pháp luật về hoạt động nghề cá.


Anh Tuấn  (Cập nhật ngày 26-09-2018)


Nguồn:hoainhon.binhdinh.gov.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Xem thêm chủ đề

Nội dung đang cập nhật...